Bánh ít lá gai - Thức quà đượm hồn quê miền Trung

Trên bản đồ phong phú của các loại bánh truyền thống Việt Nam, bánh ít dù mang cái tên mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Ở miền Tây Nam Bộ, bánh ít thường là những chiếc bánh với lớp vỏ dẻo trắng ngần, bao bọc nhân đậu xanh hay dừa ngọt bùi thơm lừng. Ở Đà Nẵng, bánh ít tôm thịt lại mang hương vị đậm đà, béo ngậy, dẻo dai khó quên. Nhưng nổi bật nhất vẫn là bánh ít lá gai loại bánh có lớp vỏ đen tuyền đặc trưng, mang đậm dấu ấn miền Trung. Đây là món quà quê dân dã, gắn liền với các vùng đất như Bình Định (nay là Gia Lai), Phú Yên (nay là Đắk Lắk), Quảng Ngãi…

Hãy cùng Du lịch Hòa Bình Việt Nam - Peace Tour khám phá bánh ít lá gai, thứ bánh mang hồn quê đằm thắm của dải đất miền Trung thân thương.

1. Văn hoá bánh truyền thống Việt Nam 

Việt Nam với bề dày lịch sử và văn hoá lâu đời hun đúc từ con người, thiên nhiên và nền ẩm thực phong phú. Trong số đó, những món bánh truyền thống luôn là những biểu tượng không thể thiếu mang đậm hồn cốt của dân tộc nông nghiệp. Từ chiếc bánh mặn như bánh chưng, bánh rán, bánh xèo, bánh bột lọc tới bánh ngọt như bánh cốm, bánh xu xuê,... tất cả đều mang đậm dáng dấp người Việt. 

Mỗi chiếc bánh, dù là đơn giản hay cầu kỳ, đều chứa đựng trong đó những câu chuyện về văn hóa, về những giá trị lịch sử, cũng như tình cảm ấm áp của người dân từ bao đời nay. Từ những chiếc bánh xèo vàng giòn, bánh khọt nóng hổi, đến những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thanh thoát trong từng lớp vỏ, mỗi món ăn không chỉ mang đến hương vị đặc trưng mà còn là niềm tự hào của nền ẩm thực Việt Nam.

Đặc biệt, khi thưởng thức bánh truyền thống Việt Nam, bạn sẽ không chỉ cảm nhận được sự tinh tế trong cách chế biến, mà còn hiểu rõ hơn về tình yêu và sự tận tâm của những người làm bánh. Những chiếc bánh ấy là minh chứng cho sự sáng tạo vô biên trong nghệ thuật ẩm thực, đồng thời phản ánh nét đẹp trong văn hóa giao thoa giữa các vùng miền, từ Bắc vào Nam.

2. Bánh ít lá gai - đượm tình miền Trung

Bánh ít lá gai - dấu ấn miền Trung 

Bánh ít lá gai miền Trung cũng tương tự như bánh gai miền Bắc hay bánh gai dốc dừa Nghệ An. Tuy nhiên điểm khác là ở miền Bắc bánh gai có hình vuông, được gói trong lá chuối khô. 

Bánh gai miền Bắc có hình vuông (Nguồn ảnh Internet)

Bánh gai dốc dừa Nghệ An có hình tam giác cũng được gói bằng lá chuối khô và thường gói theo cặp. 

Bánh gai dốc dừa Nghệ An (Nguồn ảnh: Internet) 

Còn ở miền Trung ở Quảng Ngãi, Phú Yên (Đăk Lăk) có hình chữ nhật tuôn hai đầu. 

Bánh ít lá gai Phú Yên (Nguồn ảnh Internet) 

Bánh của Bình Định có dạng hình chóp - mô phỏng hình dáng tháp Chăm nơi đây. 

Lịch sử ngàn năm trước khi Bình Định trước đây còn là kinh đô của vương triều Chăm Pa·giờ đây sau nhiều thăng trầm lịch sử, những ngôi tháp cổ kính những dấu tích xưa vẫn còn vẹn nguyên chính là cuốn sử về nền văn hoá một thời. Tháp Bánh Ít cụm tháp cổ gồm 4 tháp cao từ 10-30m chính là hiện diện vết tích đó. Nhìn từ xa, chiếc tháp như những chiếc bánh ít có màu vàng gạch lơ lửng giữa nền trời. 

Bánh ít lá gai Bình Định (Nguồn ảnh Internet) 

Bánh ít lá gai ở Bình Định xưa còn được gọi là “bánh hồi dâu” gắn liền với phong tục cưới nơi đây. Vào ngày thứ ba sau lễ cưới, những đôi vợ chồng sẽ về thăm nhà vợ mang theo các lễ vật để cúng tổ tiên và biếu cha mẹ. Lễ vật bao gồm bánh ít lá gai tuy nhỏ nhắn nhưng nhiều tấm lòng hiếu thảo và nghĩa thân tình. 

Cách làm bánh ít lá gai 

Món bánh ít lá gai nghe tên đã biết có nguyên liệu chính là lá gai. Vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp nhân dừa nạo và đậu xanh cho nhân ngọt hoặc nhân mặn  

Để làm nhân bánh, khâu chọn đậu xanh rất quan trọng. Đậu phải được bóc vỏ, có màu vàng ươm được ngâm đãi kỹ lưỡng. Sau khi đậu được nấu chín sẽ được nấu trên bếp lửa liu riu, người thợ khéo léo sên cùng đường, dừa bào sợi cho ra khối nhân mịn màng, dẻo quánh và khô ráo để vê thành từng cục. 

Đối với vỏ bánh, cùng với bột gạo nếp lá gai rất quan trọng. Từ những chiếc lá xanh mơn mởn được hái về, bỏ gân rửa sạch và luộc mềm, vắt thật ráo nước. Sau đó được cho vào một chiếc cối đá và giã thật nhuyễn để vỏ bánh mịn màng, không lợn cợn. Sau khi được giã nhuyễn sẽ được trộn cùng bột vào nhào nhặn kỹ càng cho khối bột dẻo mịn. 

Làm bánh ít lá gai - Bột được nhào kỹ (Nguồn ảnh: Internet) 

Những viên nhân vàng ươm được bao bọc bởi lớp vỏ màu xanh lá vậy mà khi hấp lên lại cho thành quả vỏ bánh màu đen, thơm đặc trưng của lá gai. Tất cả được gói ghém ngoài cùng bằng lá chuối xanh trần hoặc làm héo cho bớt giòn. Người thợ sẽ thoa lên lá chuối chút mỡ lợn hoặc dấu ăn để khi bóc không bị dính và mang đi hấp chín. 

Những chiếc bánh gai chín thơm mùi thoang thoảng của lá gai, cái sắc vàng ruộm nổi bần bật giữa lớp vỏ dẻo, màu đen huyền diệu. 

Bánh ít lá gai miền Trung thức quà quê gây thương nhớ (Nguồn ảnh Internet) 

Giữ nhịp sống sôi động như hiện nay, những món bánh từ nước ngoài được du nhập ngày càng nhiều. Bánh ít lá gai vẫn là một phần nét đẹp ẩm thực không thể thiếu nhất là đối với các tỉnh miền Trung. 

Nếu như trước đây bánh ít lá gai thường chỉ được làm vào các ngày trọng đại như giỗ chạp, cúng kiếng thì ngày nay đã hiện diện rộng rãi hơn. Bánh ít lá gai là món quà quê thơm thảo cho người đi xa hay khách du lịch đến du ngoạn những miền đất hứa như một đại sứ đang kể câu chuyện về địa phương. Hay đôi khi chỉ là một thức quà chiều giản dị trong cuộc sống thường nhật. 

3. Tổng kết

Bánh ít lá gai không đơn thuần là món ăn. Đó là biểu tượng của sự gắn kết, của những điều giản dị mà sâu sắc. Mỗi chiếc bánh như người ta như thấy cả một trời quê hương hiện về, ấm áp và chan chứa yêu thương. Mỗi lớp lá bánh như gói trọn cả tuổi thơ trong đó. 

LINK ĐẶT VÉ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HÒA BÌNH VIỆT NAM
Địa chỉ: 60 Võ Văn Tần, Phường Xuân Hoà, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 28 730 69 888 / 1800 64 64 68
Fax: (+84) 28 39 304 416
Web: www.peacetour.com.vn
Email: peacetour@hcm.vnn.vn

 

Công ty thành viên :

DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH