Top điểm du lịch miền Tây nhất định phải đến

Mang trong mình vẻ đẹp nguyên sơ của sông nước hữu tình, khí hậu dịu dàng, văn hóa mộc mạc và lòng hiếu khách đậm chất người miền Nam, miền Tây Nam Bộ luôn là lựa chọn lý tưởng dành cho những ai đam mê thiên nhiên thanh bình và muốn sống chậm để lắng lại.

Không ồn ào, không vội vã, miền Tây cuốn hút bằng sự nhẹ nhàng với muôn sắc xanh mênh mang của đồng ruộng cò bay thẳng cánh, vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả, và nhịp sống bình dị như chính con người nơi đây. Mỗi bước chân về miền Tây là một chuyến hành trình khám phá cảnh sắc nguyên sơ và bản sắc văn hóa miền sông nước.

Cùng Du lịch Hòa Bình Việt Nam - Peace Tour về với miệt vườn xanh mát, len lỏi qua những dòng kênh, thăm chợ nổi sớm mai và lắng nghe câu vọng cổ da diết nơi từng khoảnh khắc đều đáng nhớ trong hành trình du lịch miền Tây.

1. Chợ nổi Cái Răng - Nơi đượm hồn sông nước

Với đặc điểm địa hình sông ngòi chằng chịt, khi hệ thống đường bộ còn nhiều hạn chế người dân nơi đây đã tề tựu trên các con ghe nơi các dòng sông để mua bán, trao đổi hàng hoá với nhau. Chợ nổi đã ra đời từ đó. 

Cùng với các chợ nổi như Cái Bè, Tiền Giang (nay thuộc Đồng Tháp), chợ nổi Ngã Năm, Sóc Trăng (nay thuộc Cần Thơ); chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ là một trong những chợ nổi nổi tiếng và là chợ nổi bán sỉ lớn nhất miền Tây. 

Lênh đênh trên dòng nước Hậu Giang hiền hoà nhộn nhịp cùng những chiếc ghe đày ắp sản vật của miền phù sa trù phú, du khách có thể ngắm nghía cảnh chợ, chọn mua những món hàng đặc sản. 

Du lịch miền Tây khám phá chợ nổi Cái Răng (Nguồn ảnh: Internet) 

Du lịch miền Tây khám phá chợ nổi Cái Răng (Nguồn ảnh: Internet) 

Đặc biệt là thưởng thức các món ăn đậm chất miền Tây ngay trên ghe như hủ tiếu khiến đầu bếp Gordon Ramsay say đắm, bún mắm thơm lừng, bún riêu gây thương nhớ,... Đến “xứ gạo trắng nước trong” mà không đi chợ nổi Cái Răng thì quả thực rất đáng tiếc! 

2. Chùa Vĩnh Tràng - Mỹ Tho

Toạ lạc ở Mỹ Tho Tiền Giang nay thuộc tỉnh Đồng Tháp, Chùa Vĩnh Tràng, được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 là một trong những ngôi chùa lớn và lâu đời nhất miền Tây Nam Bộ. 

Nhìn từ xa du khách sẽ có cảm tưởng chùa như một ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Châu Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, với bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú cùng hoa văn thời phục hưng, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật. Bên trong chánh điện và nhà tổ lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động.

Chùa Vĩnh Tràng - Địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch miền Tây 

(Nguồn ảnh: Internet) 

Vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và cũng chính là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của mảnh đất Tiền Giang xưa. Chính vì vậy nơi đây là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch miền Tây. 

 

>>> Khám phá Mỹ Tho - Cần Thơ - Cồn Sơn 

3. Du lịch miền Tây đừng quên ghé Đất Mũi Cà Mau 

Có lẽ câu hát “Nghe nói Cà Mau xa lắm/Ở cuối cùng bản đồ Việt Nam” đã rất đỗi quen thuộc về miền đất “dễ thương vô cùng” mà chắc hẳn ai cũng mong một lần được đặt chân tới. 

Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 120km, Đất Mũi Cà Mau là một trong những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch miền Tây. 

Nơi "đất biết nở, rừng biết đi" là vùng đất thiêng cuối trời Tổ Quốc, Đất Mũi chính là cực Nam của đất nước. Trên đường đi, du khách có thể ngắm hệ sinh thái rừng ngập mặn… Đến nơi, Quý khách tự do tham quan và chụp hình tại tượng đài hình con tàu hướng ra biển Đông, trên cánh buồm có ghi tọa độ của mũi Cà Mau,  

Đền mẫu Lạc Long Quân và tượng mẹ Âu Cơ. Đây là công trình mang ý nghĩa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta, nhằm nhắc nhở thế hệ mai sau về quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc và tri ân tổ tiên đã “lên rừng, xuống biển” mở mang bờ cõi.

Quý khách tản bộ theo con đường mòn nhỏ băng qua rừng đước để đến với cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau. Check in cột mốc Tọa độ Quốc Gia tại GPS 0001 (cột mốc số 0) là 1 trong 4 điểm cực đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ việt nam trên đất liền.

4. Về quê hương của Gió và Công tử Bạc Liêu

Bạc Liêu vùng đất gắn liền với hình ảnh những cánh quạt gió khổng lồ giữa biển trời và câu chuyện ly kỳ về một công tử "ăn chơi nức tiếng" đất Nam Kỳ xưa. Ngày nay Bạc Liêu đã sáp nhập vào Cà Mau tuy nhiên những di tích và dấu ấn của vùng đất này vẫn vang vọng mời gọi lữ khách đến khám phá. 

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu: Được ví như “châu Âu thu nhỏ” giữa miền Tây, cánh đồng điện gió Bạc Liêu là nơi check-in không thể bỏ qua. Những tua-bin gió cao vút trải dài ven biển tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Đặc biệt, khi bình minh hoặc hoàng hôn buông xuống, nơi đây trở thành bức tranh tuyệt đẹp dành cho những ai yêu nhiếp ảnh.

Cánh đồng điện gió Bạc Liêu (Nguồn ảnh Internet) 

Nhà Công tử Bạc Liêu: Đây là dinh thự từng thuộc sở hữu của Trần Trinh Huy người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc kiểu Pháp, nội thất xa hoa, là biểu tượng cho sự giàu sang, quyền quý của một thời vàng son. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng lối kiến trúc cổ mà còn được nghe kể về những giai thoại hấp dẫn của "công tử chơi tiền như rác".

Một góc không gian trong nhà công tử Bạc Liêu (Nguồn ảnh Internet) 

5. Du lịch miền Tây đến vùng đất thần tiên An Giang

An Giang, vùng đất linh thiêng và huyền bí nằm sát biên giới Campuchia, mang trong mình vẻ đẹp vừa thanh tịnh, vừa tráng lệ.

Núi Sam - Chùa Bà Chúa Xứ: Là điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất miền Tây, Chùa Bà Chúa Xứ nằm dưới chân núi Sam (Châu Đốc), thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm. Không chỉ linh thiêng, chùa còn mang kiến trúc cổ kính, trang nghiêm, thích hợp cho du khách cầu an và chiêm bái.

"Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam" đã được Unesco ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho đại diện của Việt Nam vào năm 2024. 

Lễ hội Bà Chúa (Nguồn ảnh: Internet) 

Lăng Thoại Ngọc Hầu: Cách chùa Bà không xa, lăng Thoại Ngọc Hầu là nơi an nghỉ của vị danh tướng có công khai phá vùng đất An Giang. Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Huế, mang đậm dấu ấn lịch sử.

Chùa Tây An Cổ Tự: Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên kết hợp kiến trúc Á – Âu, tọa lạc ngay chân núi Sam. Chùa có mái ngói cong vút, các chi tiết trang trí tinh xảo, tượng Phật uy nghiêm – là nơi lý tưởng để tìm về sự bình yên.

6. Du lịch miền Tây cùng những hoạt động không thể bỏ lỡ khác

Bên cạnh cảnh đẹp đã đi du lịch miền Tây, bạn không thể bỏ qua hành trình trải nghiệm văn hóa đặc trưng Nam Bộ, đậm chất dân dã và mộc mạc.

Nghe Đờn ca tài tử: Được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, đờn ca tài tử là "hồn nhạc" của miền sông nước. Du khách có thể thưởng thức những bản đờn da diết ngay trên thuyền hoặc trong các nhà vườn đậm chất miền Tây.

Đờn ca tài tử làn điệu gắn liền với miền Tây (Nguồn ảnh: Internet) 

Đi xuồng ba lá len lỏi giữa rừng dừa nước: Ngồi xuồng ba lá, nhẹ nhàng trôi theo dòng kênh xanh mướt, rợp bóng dừa nước hai bên bờ là trải nghiệm chỉ có ở miền Tây. Đây là cách tuyệt vời để thư giãn và cảm nhận sự thanh bình, giản dị của vùng quê sông nước.

Đi xuồng ba lá dưới tán dừa - Trải nghiệm tuyệt vời khi du lịch miền Tây (Nguồn ảnh: Internet) 

 

7. Du lịch miền Tây những món ăn gây thương nhớ 

Ẩm thực miền Tây mang đậm hồn quê với những món ăn vừa dân dã, vừa đậm đà khó quên: cá tai tượng chiên xù cuốn bánh tráng chấm mắm me, xôi chiên phồng, rau củ kho quẹt, tôm hấp nước dừa, lẩu cua rau đay…

Trước khi rời miền Tây, đừng quên mua những sản vật đặc trưng như ba khía muối, mắm cá lóc, khô cá chạch, mật ong rừng tràm, cà na, trái cây về làm quà.

Kết luận

Miền Tây giàu phù sa đượm nghĩa tình sẽ khiến bạn không khỏi ấn tượng, luyến lưu mảnh đất con người hào hiệp này. 

Nếu bạn muốn được trốn khỏi sự náo nức của phố thị thay vào đó là những đồng lúa mênh mông, không khí thoáng đãng của đồng quê ùa vào bao bọc cùng với những dòng sông thênh thang thì du lịch miền Tây chính là hành trình không thể bỏ qua.

Tour Miền Tây đặt vé tại đây: Mỹ Tho - Cần Thơ - Côn Sơn

 

Công ty thành viên :

DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH
DOI-TAC-HOA-BINH